Dầu thủy lực là gì? Đây là một hỗn hợp chất lỏng quan trọng để vận hành hệ thống thủy lực. Tuy nhiên, dầu thủy lực gồm những loại nào, có tác dụng và chức năng gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Mời bạn cùng IEC Việt Nam giải đáp những thắc mắc về dầu thủy lực nhé!
1. Dầu thủy lực là gì?
Dầu thủy lực (Hydraulic oil) là một khái niệm để chỉ các loại dầu nhớt chuyên dụng sử dụng cho các hệ thống thủy lực, ngoài tác dụng bôi trơn, chống ma sát, mài mòn, làm kín bề mặt chúng còn có khả năng truyền tải áp lực và truyền chuyển động bên trong hệ thống thủy lực. Dầu thủy lực được tạo ra bằng công nghệ độc đáo với dầu gốc và các phụ gia tăng cường giúp chúng sở hữu những đặc tính đặc biệt mà những loại dầu nhớt khác không có được.
Các thiết bị thông thường sử dụng chất lỏng thủy lực bao gồm các loại dụng cụ thủy lực, xe chở rác, máy CNC, máy xúc, hệ thống truyền động, máy ép nhựa, máy dập kim loại, máy chấn kim loại, máy cán tôn,…
Tùy theo loại hệ thống thủy lực (hệ thống thủy lực công nghiệp, hệ thống thủy lực di động, hệ thống thủy lực hàng hải) mà dầu nhớt thủy lực sẽ được thiết kế và pha chế thích hợp để đáp ứng tốt các yêu cầu bôi trơn riêng biệt.
2. Dầu thủy lực dùng để làm gì?
Dầu thủy lực là một thành phần quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thống thủy lực (hydraulic system) nào. Mỗi loại dầu thủy lực khác nhau lại có thành phần, chức năng và phù hợp với các loại bơm thủy lực cũng như môi trường làm việc riêng.
- Truyền động: Dầu thủy lực giúp hệ thống thủy lực hoạt động tốt hơn vì nó cả truyền tải năng lượng và truyền chuyển động.
- Làm mát: Khi hệ thống thủy lực hoạt động liên tục, quá trình đốt cháy nhiên liệu tỏa ra nhiệt lượng cao. Dầu thuỷ lực vừa làm giảm ma sát, từ đó làm giảm nhiệt độ sinh ra giữa các chi tiết máy trong quá trình làm việc. Chúng cũng đóng vai trò là chất hấp thu nhiệt độ, tản nhiệt thông qua hệ thống làm mát.
- Làm kín: Nhớt thủy lực hoạt động như một lớp đệm mềm không định hình bịt kín khe hở giữa thành xi-lanh và piston. Chúng có tác dụng làm kín hệ thống khi tinh thể dầu len lỏi vào các kẽ hở, ngay cả với các khe hở cực nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Điều này giúp giảm thất thoát áp suất do đốt cháy nhiên liệu gây ra.
- Bôi trơn: Hệ thống thủy lực bao gồm nhiều bộ phận, chẳng hạn như động cơ truyền động, bơm thủy lực, van an toàn, thùng chứa dầu, ống dẫn… Lực ma sát lớn được tạo ra giữa các bộ phận này với nhau khi hệ thống thủy lực hoạt động và hoạt động nên dầu thủy lực là thành phần giúp các bộ phận chuyển động êm ái hơn. Khi các bề mặt được phủ dầu giúp các chi tiết máy chuyển động một cách dễ dàng, tăng tuổi thọ động cơ.
- Làm sạch: Cặn sẽ đọng lại trong hệ thống do nhiên liệu đốt cháy trong hệ thống thủy lực. Đây là lúc dầu nhớt thủy lực cuốn trôi và làm sạch những muội bám này, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hạn chế hư hỏng cho các bộ phận khác.
- Chống gỉ: Một lớp dầu mỏng bao phủ bề mặt giúp các chi tiết kim loại trong hệ thống thủy lực ít tiếp xúc với không khí hơn. Điều này ngăn chặn oxy hóa dẫn đến gỉ sét.
3. Ứng dụng
- Trong lĩnh vực xây dựng: Dầu thủy lực được sử dụng trong các thiết bị vận chuyển như: Máy xúc, máy đào, máy cẩu, cần cẩu, xe nâng…,
- Trong sản xuất: Dầu thủy lực được sử dụng cho các loại máy công cụ, máy ép nhựa, máy ép kim loại, máy chấn, máy gia công kim loại, máy nén, các loại máy tạo hình,… và các dây chuyền có sử dụng hệ thống thủy lực.
- Trong lĩnh vực hàng không: Dầu thủy lực có chỉ số độ nhớt cao, đặc tính nhiệt độ thấp ở độ cao, khả năng chống oxy hóa được yêu cầu cao trong ngành hàng không. Những loại dầu này được sử dụng để điều khiển chuyến bay, bánh răng hạ cánh, phanh, chuyển động của cánh, động cơ máy bay và máy bơm,…
- Trong lĩnh vực hàng hải: Dầu thủy lực được sử dụng trong các bộ phận thay đổi hướng, điều khiển tuabin, cần cẩu,…
Ngoài ra dầu thủy lực còn được sử dụng trong các phương tiện, máy móc có sử dụng hệ thống thủy lực như một số loại thang máy có sử dụng hệ thống thủy lực, các xe cứu hộ, cứu nạn,…
3. Phân loại dầu thủy lực
Hiện nay trên thị trường dầu thủy lực được chia làm 3 nhóm chính đó là dầu thủy lực gốc khoáng, dầu thủy lực phân hủy sinh học, dầu thủy lực chống cháy trong đó có loại không pha nước và loại có pha nước. Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% thị phần. Hai loại dầu thủy lực còn lại, nhu cầu sử dụng ít hơn, chỉ chiếm 20% tổng lượng dầu thủy lực trên thị trường.
Ngoài cách phân loại này chúng ta còn nhiều cách phân loại dầu thuỷ lực khác nhau như theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo độ nhớt.
Phân loại dầu thuỷ lực Theo tiêu chuẩn Quốc tế | ||
STT | Loại dầu thuỷ lực | Mô tả về loại dầu |
1 | HH |
Dầu thuỷ lực có gốc dầu khoáng không phụ gia
|
2 | HL |
Dầu thuỷ lực gốc khoáng có bổ sung chất chống gỉ và chất chống oxi hoá
|
3 | HM |
Dầu thuỷ lực có dấu khoá có bổ sung chất chống gỉ, chất chống oxi hoá, và chống mài mòn
|
4 | HR |
Dầu thuỷ lực gốc khoáng có bổ sung chất chống gỉ, chống oxi hoá và được cải thiện các chỉ số về đột nhớt
|
5 | HV |
Dầu thuỷ lực có dấu khoá có bổ sung chất chống gỉ, chất chống oxi hoá, và chống mài mòn, và được cải thiện chỉ osos độ nhớt
|
6 | HG |
Dầu thuỷ lực có dấu khoá có bổ sung chất chống gỉ, chất chống oxi hoá, và chống mài mòn, được bổ sung phụ gia chống trượt chảy, chống kẹt
|
7 | HS |
Dầu thuỷ lực thông thường không có phụ gia chống cháy đặc biệt
|
8 | HFAE |
Dầu thuỷ lực có nước chống cháy, bổ sung thêm 20% khối lượng các chất có thể cháy được
|
9 | HFAS |
Dung dịch có khả năng chống cháy của hóa chất pha trong nước. Chúng có tối thiểu 80% khối lượng nước
|
10 | HFB |
Là loại nhũ tương chống cháy của nước, được bổ sung trong dầu có chứa tối đa 25% khối lượng các chất có thể cháy được
|
11 | HFC |
Dung dịch chống cháy là hợp chất polyme trong nước, chúng có chứa tối thiểu 35% khối lượng nước
|
12 | HFDR |
Là Chất lỏng tổng hợp có khả năng chống cháy trên cơ sở este của axit phosphoric.
|
13 | HFDS |
Là chất lỏng tổng hợp có khả năng chống cháy trên cơ sở clo-hydrocacon
|
14 | HFDT |
Là loại chất lỏng tổng hợpcó khả năng chống cháy trên sơ sở hỗn hợp HFDR và HFDS
|
Dầu thuỷ lực có độ nhớt càng cao thì chỉ số VG của dầu càng lớn. Một số loại dầu thuỷ lực thường được sử dụng nhất là: N32, N46 và N68 Người ta phân loại dầu thuỷ lực như sau:
Phân loại dầu thuỷ lực | |||
STT | Loại dầu thuỷ lực | Chỉ số VG |
Ứng dụng của dầu nhớt
|
1 | Dầu thuỷ lực 15 | 15 |
Sử dụng cho hệ thống trợ lực oto, phanh oto, và các loại xe nâng hàng
|
2 | Dầu thuỷ lực 22 | 22 |
Dầu thuỷ lực này sử dụng chính cho ngành hàng không, và các phương tiện bay
|
3 | Dầu thuỷ lực 32 | 32 |
Sử dụng chủ yếu cho các loại máy công trình, máy thuỷ lực với công suất nhỏ
|
4 | Dầu thuỷ lực 46 | 46 |
Sử dụng cho các loại máy ép, máy nâng hạ với tải trong nâng hoặc lực ép hàng chục tấn
|
5 | Dầu thuỷ lực 68 | 68 |
Là loại dầu sử dụng cho các loại máy móc, thiết bị trong ngành xây dựng, bốc dỡ hàng hoá
|
6 | Dầu thuỷ lực 100 | 100 |
Là loại dầu thuỷ lực dành cho máy móc có lực ép, lực nâng ở mức siêu tải trọng
|
3 loại chính được ưa chuộng sử dụng trên thị trường là dầu thủy lực N32, N46 và N68. Những độ nhớt khác vẫn được sử dụng nhưng không thông dụng.
4. Cách chọn mua dầu thủy lực
Dầu thủy lực kém chất lượng hoặc dầu tái chế sẽ khiến máy móc hoạt động không ổn định, tiêu hao năng lượng, phát sinh nhiệt lượng làm giảm tuổi thọ hệ thống. Vì thế, chọn mua dầu thủy lực từ các nhà cung cấp uy tín sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng dầu nhớt cũng như gia tăng hiệu suất vận hành của các loại máy móc.
Để chọn mua dầu thủy lực, chúng ta cần xem khuyến cáo của nhà sản xuất xem máy móc, thiết bị của bạn sử dụng mã dầu thủy lực tên là gì, của hãng sản xuất nào? độ nhớt bao nhiêu? Từ đó ta tìm mua đúng mã hàng như vậy trên thị trường. Nếu trên thị trường không có loại đó, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm có chất lượng tương đương của các thương hiệu dầu công nghiệp nổi tiếng toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam như: Buhmwoo, Shell, Mobil, Total, Castrol, Caltex.
Trong trường hợp không còn tài liệu khuyến cáo của nhà sản xuất máy. Để lựa chọn được đúng loại dầu thủy lực cho máy móc của mình chúng ta cần để ý những vấn đề sau:
- Độ nhớt yêu cầu
- Nhiệt độ vận hành có yêu cầu dầu chống cháy không
- Tính tương thích với vật liệu trong hệ thống
- Môi trường nơi hệ thống vận hành.
Trên đây là bài viết tổng hợp những kiến thức cần thiết về dầu thủy lực. Hy vọng qua bài viết này của IEC Việt Nam bạn đã có thêm những thông tin cần tìm hữu ích cho bản thân. Để biết chắc hệ thống thủy lực của bạn phù hợp với loại dầu nào bạn nên liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn của chúng tôi để IEC Việt Nam giúp bạn chọn được loại dầu thủy lực thích hợp nhất.
>> Xem thêm: Lõi lọc của Triple R – Giải pháp tối ưu cho hệ thống lọc dầu công nghiệp
Mọi thông tin tư vấn và đặt hàng, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TM&DV IEC VIỆT NAM
Địa chỉ: Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức
Số điện thoại: 02437.860.208
Hotline/Zalo: 0335.415.686